Mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với toàn cầu và những hoạt động của doanh nghiệp ngành Logistics. Vừa qua VLA ( Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam) đã có cuộc khảo sát lấy ý kiến của các doanh nghiệp về những khó khăn và thiệt hại, những thống kê số liệu về doanh thu. Sau đây các bạn hãy cùng Tên Lửa đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
1. Doanh nghiệp Logistics bị thiệt hại đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến tất cả các mặt từ y tế, giao thông, du lịch, giáo dục, thương mại,… Trong thương mại, nước ta không chỉ bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc mà trên những thị trường thứ ba, từ xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới cho đến thương mại nội địa, sản xuất công nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng.
Theo đánh giá của VLA,có nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động dẫn đến có những hàng hóa cần vận chuyển rất ít dẫn đến vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Logistics. Doanh nghiệp bị giảm nguồn thu đáng kể từ những hàng hoá xuất, nhập khẩu từ những nước có dịch như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Tình hình dịch bệnh khiến các doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại châu Á và một số khu vực khác xảy ra tình trạng sản xuất dư thừa và không xuất khẩu được.
Những hoạt động Logistics như vận tải bị giảm sút do dịch vụ thông quan trong mùa dịch bị cản trở, cước phí cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Từ trước đến nay cửa khẩu Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị tắc nghẽn, nay do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 khiến việc lưu thông trở nên phức tạp và mất thời gian. Dẫn đến tình trạng hàng hóa dễ bị giảm chất lượng, chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó có một số vấn đề về khách hàng gặp nhiều khó khăn trong tài chính không có khả năng thanh toán tiền hàng cho chủ hàng, nhà cung cấp Việt Nam dẫn đến việc thanh toán cho đơn vị Logistics bị chậm trễ ảnh hưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Logistics bị thiệt hại đại dịch Covid 19
2. Doanh nghiệp Logistic gặp khó khăn trong hình thức vận chuyển
- Đối với hàng tàu
Một số hãng tàu lớn như ONE, HMM,..đều giảm tàu nối các tuyến ảnh hưởng đến lịch xuất hàng và chất lượng dịch vụ của đơn vị. Đa số hàng nhập trên các tuyến Việt Nam đều bị giảm ở những thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận chuyển hàng từ thị trường khu vực châu Á và một số khu vực chậm trễ hơn so với bình thường.
Giảm chuyến do sản lượng luân chuyển giảm, nên việc vận chuyển trở nên thất thường khi lịch thường xuyên thay đổi không thông báo trước và ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của khách hàng, gây mất uy tín cho công ty cung cấp dịch vụ, làm tăng thời gian xử lý các vấn đề phát sinh cũng như gây căng thẳng áp lực cho nhân sự khi xử lý các vấn đề trên.
- Hàng không
Theo khảo sát VLA, những hãng hàng không đều huỷ những tuyến bay tới những quốc gia có nhiều dịch như : Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và cắt giảm hạn chế tối đa bay tới các vùng dịch. Ngoài ra, giá cước vận chuyển hàng hoá sẽ tăng cao hơn nhiều lần so với bình thường.
- Đường bộ
Những tuyến đường biên giới rất khó kiếm nhà cung cấp vận chuyển. Khối lượng hàng hoá bị giảm dần dẫn đến nhu cầu vận tải đường bộ cũng bị giảm đi khoảng 30%.
Doanh nghiệp Logistic gặp khó khăn trong hình thức vận chuyển
3. Những đề xuất kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp Logistics
Trước những diễn biến phức tạp như hiện nay, VLA đã tổng hợp và đưa ra một số các kiến nghị, đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp logistics, cũng như duy trì phát triển nền kinh tế – xã hội. Cụ thể như giãn, hoãn, đề xuất miễn, giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của DN ở những ngành, lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, phí BHXH).
Bên cạnh đó, VLA cũng đề xuất Chính phủ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho doanh nghiệp về tình hình diễn biến dịch bệnh và kịch bản kinh tế của Chính phủ; Cung cấp khẩu trang chống dịch cho doanh nghiệp nếu diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp hơn. Ngoài ra, Chính phủ nên làm việc với các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Logistics. Kiểm soát được giá, không tăng giá quá cao, đặc biệt là phí LSS, LSS tăng theo quý, nhưng hiện tại hãng tàu đang tăng theo tháng.
Các cơ quan liên quan triển khai công tác đảm bảo chống dịch ở các cửa khẩu đường bộ, cảng biển theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Phối hợp với các tỉnh biên giới phía Bắc bố trí lực lượng chức năng phân luồng, phân tuyến tại đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa phương tiện được lưu thông thông tốt nhất.
Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm lãi suất cơ bản. Các ngân hàng thương mại cần khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, cơ cấu lại các khoản vay đối với các DN trong các lĩnh vực bị tác động mạnh từ dịch COVID-19 như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu nông sản, vận tải, dệt may, giày dép…
Đối với các DN kho lạnh, kho mát cần được ưu đãi về giá điện dùng (hiện nay giá cao hơn giá điện sản xuất từ 25%-30%). Ưu đãi thuế (như giảm thuế, không phạt chậm nộp thuế…) cho các chuỗi nhà hàng, khách sạn, cung ứng thực phẩm. Giãn tiến độ nộp, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch.
Những đề xuất kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp Logistics
Bài viết trên đây, Tên Lửa đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến ngành Logistic nói riêng và toàn ngành trên thị trường Việt Nam nói chung. Các bạn cũng đừng quên thường ghé thăm Tên Lửa để xem tin tức vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc nhé!
Xem thêm
Vì Sao TikTok Shop Đang Trở Thành Xu Hướng Kinh Doanh
5 Cách Tìm Nguồn Hàng Trung Quốc Giá Rẻ, Chất Lượng
Từ Khóa Phổ Biến Hàng Thời Trang Tiếng Trung Trên Tao Bao